Subscribe Us

Header Ads

Những điều bạn chưa biết giúp học tiếng anh online hiệu quả

Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất thông dụng trên thế giới hiện nay với khoảng 1.5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn thế giới [1]. Trong 1.5 tỷ người này, chỉ có khoảng 375 triệu người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ (native language), còn hơn 1.1 tỷ người còn lại là nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ!

Điều này có nghĩa là nếu hai người bất kì trên thế giới muốn kết nối với nhau (giao tiếp, công việc, du lịch, ...) thì ngôn ngữ chung sẽ nhiều khả năng là tiếng Anh. 

Và với lí do đó, việc có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo thật sự là một kỹ năng quan trọng hàng đầu trong thế kỷ 21 này, nơi mà các dân tộc khác nhau ngày các xích lại gần nhau hơn qua du lịch và thương mại.

1. Học tiếng Anh, hay một ngoại ngữ nào, một cách hiệu quả

Tiếng Anh là một ngôn ngữ, cũng như tiếng Việt là một ngôn ngữ, và cũng như hơn 6900 ngôn ngữ khác trên thế giới! (Vâng, 6900 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới, theo ghi nhận mới nhất về số liệu này vào năm 2009.

Và nếu bạn để ý và suy nghĩ một chút về lí do vì sao chúng ta nói tiếng Việt giỏi, hay một người bản xứ tiếng Anh nói tiếng Anh giỏi, thì lí do chính là do chúng ta sử dụng nó thường xuyên. 

Nếu bạn chú ý nghe những người Việt đang sống ở nước ngoài nói tiếng Việt, bạn sẽ thấy được ngay việc này.

>> XEM THÊM: Địa chỉ thông tin Uy tín học tiếng anh online hn giúp bạn thành thạo tiếng anh chỉ trong 63 ngày

nhung-dieu-ban-chua-biet-giup-hoc-tieng-anh-online-hieu-qua

Tại thời điểm họ chuyển đi sinh sống ở nước ngoài họ có thể nói tiếng Việt rất tốt, như chúng ta. Nhưng sau một thời gian dài sinh sống ở nước ngoài (như 10 hay 20 năm), sử dụng ngôn ngữ ở nước đó thường xuyên hơn tiếng Việt, họ sẽ vẫn nói được tiếng Việt nhưng sẽ không được nhuần nhuyễn như trước: ví dụ như sử dụng một số từ không chính xác lắm, không thể diễn đạt một số ý họ muốn nói một cách dễ hiểu trong tiếng Việt, hay phát âm tiếng Việt hơi bị "lớ" do bị lai với phát âm của ngôn ngữ nơi họ đang sinh sống.

Và đó là lí do mà bạn sẽ đồng ý (hiện nay hoặc sau khi bạn đã trải qua nhiều gian khổ để học tốt tiếng Anh) là: chúng ta phải tìm cách sử dụng tiếng Anh thường xuyên để có thể giỏi tiếng Anh hơn, cũng như để duy trì trình độ tiếng Anh một khi chúng ta đã giỏi.

Để ngày càng giỏi tiếng Anh hơn, và để duy trì được trình độ tiếng Anh đó, chúng ta phải tìm cách để sử dụng tiếng Anh thường xuyên.

Ở một phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những cách chúng ta có thể duy trì việc học tiếng Anh được thường xuyên và liên tục, cho dù chúng ta đang ở Việt Nam. 

Nhưng trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem để giỏi tiếng Anh chúng ta cần giỏi những gì?

2. Giỏi tiếng Anh là giỏi những gì?

Sử dụng tiếng Anh thành thạo nghĩa là sử dụng thành thạo 4 kỹ năng sau đây: 

  • Kỹ năng nghe (Listening skill)
  • Kỹ năng nói (Speaking skill)
  • Kỹ năng đọc (Reading skill)
  • Kỹ năng viết (Writing skill)

4 kỹ năng này là chung cho bất kì ngôn ngữ nào, chứ không chỉ riêng tiếng Anh.

Và có một cách phân loại 4 kỹ năng này mà bạn cần biết:

Kỹ năng chủ động (Active skills)Kỹ năng thụ động (Passive skills)
  • Kỹ năng nói & viết
  • Gọi là chủ động vì 2 kỹ năng này đòi hỏi chúng ta phải "chủ động" tạo ra (lời nói, chữ viết)
  • Kỹ năng nghe & đọc
  • Gọi là thụ động vì với 2 kỹ năng này chúng ta chỉ cần "thụ động" hiểu những gì người khác nói / viết. 

Có một điểm rất quan trọng về cách học & thứ tự ưu tiên khi học 2 nhóm kỹ năng này mà bạn cần biết để có thể tổ chức việc học tiếng Anh của bạn được hiệu quả (Bật mí: kết quả có thể không như bạn đang nghĩ trong đầu!)

Chúng ta sẽ thảo luận về nó ở một phần dưới đây. Còn ngay lúc này, chúng ta cần nói đến vai trò của ngữ pháp và từ vựng trong việc phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh.

Bởi lẽ, ngữ pháp và từ vựng là "nỗi đau" thuộc hàng lớn nhất của hầu hết những người học tiếng Anh.

3. Vai trò của ngữ pháp và từ vựng trong tiếng Anh

Bốn kỹ năng tiếng Anh là cái mà chúng ta hướng đến, là mục tiêu cuối cùng của việc học tiếng Anh. 

Như vậy, câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta phải học ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh? 

Câu trả lời là: ngữ pháp và từ vựng là nền tảng của cả 4 kỹ năng tiếng Anh mà bạn cần giỏi để có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh là nền tảng để phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết)

Cụ thể, chúng ta hay xem cụ thể vì sao ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh chính là những viên gạch mà từ đó 4 kỹ năng tiếng Anh được phát triển:

  • Để diễn đạt được ý tưởng của mình, dưới dạng nói hay viết, thì chúng ta cần phải tổ chức nó thành một hoặc nhiều câu mà người khác có thể hiểu được. 
  • Cách để người khác có thể hiểu được điều chúng ta muốn nói là những gì chúng ta nói hay viết ra phải tuân theo đúng ngữ pháp của của ngôn ngữ đó (ở đây là tiếng Anh).
  • Ngữ pháp đơn giản là tập hợp các quy ước của trò chơi có tên là ngôn ngữ. Để người Việt hiểu điều bạn nói, câu bạn nói ra phải tuân theo quy ước của tiếng Việt. Tương tự, để người Anh hiểu điều bạn nói, bạn phải nói đúng theo quy ước của tiếng Anh. Và tập hợp các quy ước đó có tên là Ngữ pháp tiếng Anh.
  • Thế còn vai trò của từ vựng? Từ vựng là chính những từ chúng ta nói hay viết ra! 
  • Nếu không có từ vựng, chúng ta sẽ không diễn đạt được bất kì điều gì. Nếu chúng ta muốn nói "cái bàn" mà không biết từ "table" trong tiếng Anh thì chúng ta sẽ bị "câm" ngay. Từ vựng, do đó, là vô cùng quan trọng vì nó là những thành tố không thể thiếu để diễn đạt điều bạn muốn. 

Liên tưởng về trò chơi ghép hình: từ vựng chính là những mảnh ghép, còn ngữ pháp là cách chúng ta ghép những hình đó lại với nhau để ra hình đúng.

Từ vựng chính là những mảnh ghép, còn ngữ pháp là cách chúng ta ghép những hình đó lại với nhau để tạo ra hình đúng.

Tương tự như vậy với kỹ năng nghe và đọc, từ vựng giúp bạn hiểu được những sự vật, sự việc hay khái niệm mà người khác muốn diễn đạt, và ngữ pháp giúp bạn hiểu nó một cách chính xác trong câu.

4. Kỹ năng quan trọng nhất để phát triển đầu tiên

Chúng ta đã đề cập trong phần số 2 ở trên về 2 nhóm kỹ năng trong tiếng Anh (hay bất kỳ một ngôn ngữ nào) là nhóm kỹ năng chủ động (nói, viết) và nhóm kỹ năng thụ động (nghe, đọc).

Và vì nói, viết "khó" hơn nghe, đọc nên hầu hết chúng ta đều đánh giá cao nhóm kỹ năng chủ động hơn là nhóm thụ động. 

Thật sự là kỹ năng nói và viết thì khó để giỏi hơn kỹ năng nghe và đọc. Một bằng chứng cho việc này là khi bạn nhìn vào kết quả điểm thi TOEIC hay IELTS của phần lớn thí sinh, điểm đọc và nghe thường là cao hơn khá nhiều điểm phần nói và viết. 

Nhưng đối với một người mới bắt đầu học tiếng Anh, người đó nên tập trung vào kỹ năng nào trước tiên?

Nói hay viết?

Sai. Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên tập trung phát triển đầu tiên là kỹ năng nghe! 

Và đừng chỉ tin tôi về việc nay. Tin Stephen Krashen, giáo sư danh dự của trường đại học Nam California, người có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ và giáo dục nói chung thông qua rất nhiều những nghiên cứu của mình. Trong số những nghiên cứu của ông, nổi tiếng hàng đầu là Giả thuyết Đầu vào (Input Hypothesis [3]) mà ông đã giới thiệu cách đây hơn 40 năm

Có rất nhiều điểm quan trọng mà Krashen đã đề xuất từ những nghiên cứu của ông, nhưng dưới đây là câu nói tóm gọn của ông liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta đang nói.

We acquire language in one way and only one way: when we get comprehensible input in a low anxiety environment.

Chúng ta tiếp thu ngôn ngữ theo một cách và chỉ một cách: khi chúng ta tiếp xúc với những thông tin đầu vào có thể hiểu được trong một môi trường gây ít lo lắng.

"Thông tin đầu vào có thể hiểu được" là những thông tin (ở đây chỉ đến câu văn, lời nói trong ngoại ngữ chúng ta đang học) không quá khó đối với trình độ của người học. Nếu khó hơn, nó cần được giải thích, minh họa bằng hình ảnh, cử chỉ hay điệu bộ, ... để giúp người học có thể hiểu được. 

"Môi trường gây ít lo lắng" là môi trường trong đó người học có thể thoải mái tiếp thu kiến thức mà không chịu sự tác động của những cảm xúc tiêu cực. Sự có mặt của những cảm xúc tiêu cực (như sự cưỡng ép, mệt mỏi, không có động lực, ...) sẽ làm giảm khả năng tiếp thu những thông tin đầu vào.

Như vậy, theo Krashen, để tiếp thu một ngoại ngữ, thay vì học từ chương về ngôn ngữ đó, cách tốt nhất là tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ đó dưới dạng âm thanh (nghe) hoặc dưới dạng chữ viết (đọc), trong một môi trường học thoải mái, hấp dẫn.

5. Và đó là lí do vì sao trẻ em học tiếng Anh "hiệu quả hơn" người lớn?

Khi chúng ta có áp lực phải giỏi tiếng Anh trong một khoảng thời gian cố định nào đó, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của chúng ta (như đã nói ở trên) sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi chúng ta học tiếng Anh chỉ vì bị bắt học, thay vì cảm thấy thích thú khi học.

Tất cả những gì chúng là làm lúc đó là đối phó để có thể vượt qua một loại bài kiểm tra tiếng Anh nào đó. 

Trên góc độ này, trẻ em sẽ học tiếng Anh "tốt hơn", "hiệu quả hơn" người lớn. Trẻ em, vì bắt đầu sớm, sẽ tiếp xúc được với một lượng thông tin đầu vào nhiều hơn người lớn, và khi đó, nó cũng chẳng có áp lực lớn phải có trong tay chứng chỉ hay bằng cấp gì đó trong 3 hay 6 tháng nữa! 

Trẻ em sẽ có thời gian để thong thả [5] "chỉ việc nghe" tiếng Anh từ giáo viên, từ audio, từ bố mẹ chúng (nếu có thể?!), ... Chúng sẽ học được cách phát âm đúng, cách người ta kết hợp các từ như thế nào qua vô số ví dụ mà những bé đó được nghe. 

Và nó sẽ bắt chước theo như vậy. 

Và đó là cách đúng để tiếp nhận một ngoại ngữ: Bắt chước!

Cách đúng để tiếp nhận một ngoại ngữ là: Bắt chước

"Bắt chước" có nghĩa là chúng ta cần thời gian để ghi nhận cách người bản xứ sử dụng ngôn ngữ như thế nào. 

Nếu chúng ta là người Việt thì con chúng ta sinh ra có nói ngay được tiếng Việt? Không! Nó cần thời gian để nghe chúng ta nói, hiểu cái chúng ta nói, và để phát triển cái thư viện ngôn ngữ của chúng. 

Đó là lí do vì sao một đứa bé chỉ có thể bập bẹ bắt đầu nói một số từ như "bố", "mẹ" chỉ sau khoảng 6 tháng tuổi! Sau 6 tháng chỉ lắng nghe! Và cũng chỉ nói được một vài từ. 

Cũng có bé chỉ bắt đầu nói được trễ hơn, sau hơn 1 năm, 1.5 năm, ... Chúng cần thời gian để xây dựng thư viện tiếng Việt trong đầu: từ gì để diễn đạt ý nghĩa gì, phát âm như thế nào, nhấn nhá ra sao, ... [6]

 Vậy thì, vì sao chúng ta lại nghĩ chúng ta có thể hay nên bắt đầu nói tiếng Anh ngay khi mới bắt đầu học? Thư viện tiếng Anh của chúng ta đã có những gì để nói?

6. Cách đa số người Việt chúng ta học tiếng Anh

Sau phần thảo luận ở trên, đến đây có vẽ như mọi thứ đã khá rõ về trình tự một người lớn, ở đây chỉ những người khoảng từ 11 tuổi (lớp 6) trở lên, nên học tiếng Anh: bắt đầu với nghe hoặc đọc trước. Và sau đó sẽ phát triển nói, viết.

Trình tự học đã rõ. Nhưng trong thực tiễn, người mới bắt đầu học có một trở ngại vô cùng lớn: là làm thế nào để có được những những bài nghe, bài đọc tiếng Anh phù hợp với trình độ của mình?

Mà lúc mới bắt đầu, trình độ là ... 0 / 10. Cũng có thể là 0.1, 0.3, nhưng nhìn chung là "chưa biết gì". 

Mà chưa biết gì thì làm sao có thể tìm được những bài nghe mà chúng ta có thể hiểu được? 

Và đó là lí do mà hầu hết chúng ta đều học tiếng Anh bằng cách: 

  • Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh
  • Tập trung vào học ngữ pháp và từ vựng

Khi chúng ta không có gì để bắt đầu thì lẽ thường tình là chúng ta phải dựa vào cái chúng ta đã biết, ở đây là sự thành thạo tiếng Việt, để bắt đầu. Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu học tiếng Anh bằng cách đối chiếu, so sánh, tương phản, ... nó với tiếng Việt. 

Chúng ta nói, viết tiếng Anh bằng cách nói, viết tiếng Việt, điều mà chúng ta đã làm được, rồi chuyển những câu từ đó sang tiếng Anh. 

Và làm sao để thực hiện quá trình chuyển ngữ này? Chúng ta cần biết ngữ pháp và từ vựng của tiếng Anh!

Và thế là chúng ta được dạy chúng ở trường lớp. Có lẽ là suốt 7 năm cấp II, III, cái chúng ta học là học cách chuyển tiếng Việt thành tiếng Anh. 

Tất cả đều rất hợp lí. Nhưng kết quả thì không như mong đợi. Vậy đâu là lí do?

7. Những trở ngại của cách học tiếng Anh truyền thống (Và cách vượt qua)

Thật ra, không phải là không có nhiều người giỏi tiếng Anh sau khi trải qua cách học tiếng Anh truyền thống: dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh dựa trên việc học ngữ pháp và từ vựng. 

Nhưng, có một điểm chung của những người này, là bên cạnh việc học tiếng Anh ở trường lớp theo cách truyền thống, họ còn tự học tiếng Anh ở nhà. 

Và chính việc này mới là điều quyết định việc họ sẽ giỏi tiếng Anh. 

Họ học như thế nào?

Họ đọc hay nghe tiếng Anh về những đề tài mà họ quan tâm! 

Và thông qua các bài nghe, bài đọc đó, họ dần dần ghi nhận được cách người bản xứ sử dụng tiếng Anh: cách người bản xứ diễn đạt một ý tưởng nào đó trong tiếng Anh, cách họ sử dụng từ, .... "Thư viện tiếng Anh" trong đầu họ sẽ ngày càng lớn và phong phú hơn. 

Dựa vào đó, họ sẽ diễn đạt được cái họ muốn nói trong tiếng Anh khi cần. Không phải là đơn thuần dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, mà sử dụng những mẫu câu, cách dùng từ mà họ đã ghi nhận được. 

Nếu bạn đã nắm được ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, và vốn từ của bạn cũng khá, thì bạn có thể dịch Việt Anh (và tất nhiên là Anh Việt). 

Nhưng những câu cú bạn nói ra, cách bạn dùng từ, nó vẫn sẽ rất Việt! 

Và "rất Việt" không chỉ đơn thuần là khiến cho người bản xứ biết bạn chưa nhuần nhuyễn tiếng Anh lắm. Nó còn khiến cho người ta hiểu sai ý bạn, hoặc bạn hiểu sai ý người ta. 

Bởi vì một số ý tưởng được diễn đạt rất khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt! 

Vậy thì làm sao chúng ta biết được cách người bản xứ họ diễn đạt những ý tưởng đó như thế nào trong tiếng Anh? 

Rất đơn giản: nghe cái họ nói, đọc cái họ viết! 

Và rồi bắt chước như vậy!

(Và một lần nữa, tôi muốn lặp lại ý này: Học ngoại ngữ là một quá trình bắt chước. Mà thật ra bạn học kỹ năng nào mà không vậy? Khi chưa trở thành chuyên gia, cách học nhanh nhất là bắt chước cách những chuyên gia làm)

Đa số mọi người chúng ta sẽ không có nhiều cơ hội để nói chuyện với người nước ngoài khi đang ở Việt Nam (ít ra là vào thời điểm năm 2020).

>> XEM NGAYCẩm nang học tiếng Anh online từ A - Z dành cho người mới bắt đầu

Nhưng nói chuyện với người nước ngoài có phải là mấu chốt để bạn giỏi tiếng Anh? 

Không!

Như chúng ta đã thảo luận ở trên, điều quan trọng là bạn phải tiếp xúc với tiếng Anh thật, và bạn có thể làm được điều này thông qua nghe và đọc. Và quả thật, điều giúp ích nhiều nhất cho chúng ta khi nói chuyện với người bản xứ không phải là việc chúng ta nói, mà là việc chúng ta nghe người bản xứ nói!

Nói tóm lại, lúc mới bắt đầu học tiếng Anh, tôi nghĩ việc học ngữ pháp tiếng Anh căn bản và từ vựng không phải là việc không tốt.

Cái không tốt ở đây là khi chúng ta không tiếp xúc với tiếng Anh thật thông qua nghe và đọc, vì mất quá nhiều thời gian học ngữ pháp và từ vựng, 

Như vậy, nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh, ngoài 3 tiết học ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh ở trường mỗi tuần - điều mà bạn sẽ không thay đổi được, thì bạn phải cố gắng dành thêm nhiều thời gian nữa để tự học ở nhà: bằng cách tìm các videos, audios, và các sách báo tiếng Anh để nghe và đọc thêm. 

Nhưng điều gì khiến một người muốn dành thêm giời gian để học tiếng Anh?

8. Về vai trò của tiếng Anh (như là một ngôn ngữ) và động lực học tiếng Anh

Vai trò chính của một ngôn ngữ là dùng để giao tiếp, thông qua quá trình nghe-nói hoặc đọc-viết. 

Và những bối cảnh quan trọng nhất của sự giao tiếp đó là cuộc sống hằng ngày và công việc. 

Nếu chúng ta sinh sống ở nước nói tiếng Anh, chúng ta sẽ thường xuyên sử dụng tiếng Anh. Và do đó chúng ta sẽ có động lực học tiếng Anh, và động lực này được duy trì bởi nhu cầu phải sống trong môi trường sử dụng tiếng Anh. 

Nếu công việc của chúng ta đòi hỏi tiếng Anh, ví dụ như để giao tiếp với người nước ngoài hoặc để tìm hiểu thêm kiến thức chuyên môn, chúng ta sẽ thấy tiếng Anh có ích thật sự cho mình. Và vì thế, chúng ta sẽ có động lực học tiếng Anh. Và động lực này được duy trì bởi nhu cầu thực tế hằng ngày trong công việc. 

đăng ký nhận trọn bộ ngữ pháp cơ bản

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, động lực học tiếng Anh được "duy trì" bởi áp lực điểm số. Nhưng chúng ta đều có thể thấy rõ là điểm số không phải là một động lực hiệu quả về lâu dài (vì điểm số thuộc nhóm động lực "tiêu cực" chứ không phải là tích cực, theo nghĩa là chúng ta chỉ học đủ để đạt điểm mình cần, chứ không bao giờ học nhiêu hơn!)

Còn đối với người đi làm, động lực học tiếng Anh xuất phát từ nhu cầu sử dụng nó trong thực tiễn cuộc sống và công việc.

Động lực học tiếng Anh được duy trì bởi nhu cầu sử dụng nó

Một hệ quả quan trọng của việc này, và nó giải thích vì sao nhiều bạn học sinh, sinh viên và người đi làm không duy trì được động lực học tiếng Anh, là vì họ không có nhu cầu phải sử dụng tiếng Anh thường xuyên! 

Một số lí do mà nhiều người đi làm đưa ra cho tầm quan trọng của việc học tiếng Anh như: du lịch, giao tiếp với người nước ngoài, ... thật ra không có thật trong hoàn cảnh cuộc sống và nghề nghiệp của họ.

Bao lâu chúng ta mới đi du lịch nước ngoài một lần? Và có thật là chúng ta phải sử dụng tiếng Anh thành thạo để đi du lịch nước ngoài? Hay là hướng dẫn viên, bạn bè đã làm thay cho chúng ta?

Công việc của bạn đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên? 

Bạn có thích tìm hiểu một lĩnh vực nào đó mà hầu hết thông tin chỉ có trong tiếng Anh?

Theo quan sát chủ quan của cá nhân tôi, câu trả lời là KHÔNG cho phần lớn các câu hỏi ở trên. 

Tôi không có ý nói trả lời "Không" cho các câu hỏi trên là đúng hay sai, nên hay không nên. Mà tôi chỉ nói đó là điều đang diễn ra theo quan sát của tôi. 

Đối với người lớn đã đi làm, có rất nhiều hoạt động có ý nghĩa, hay thú vị, để làm trong cuộc sống. Tiếng Anh có thể không phải là một trong các hoạt động đó đối với bạn, tại thời điểm hiện nay. 

(Nhưng đối với học sinh và sinh viên, tôi nghĩ các bạn nên "ép" mình tiếp tục học tiếng Anh, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không có nhu cầu. Tiếng Anh sẽ mở ra một chân trời mới về kiến thức cho bạn, giúp bạn giỏi hơn trong hầu như bất kì nghề nghiệp nào mà bạn sẽ chọn cho mình sau này.)

9. Những điểm chính bạn cần biết để học tiếng Anh hiệu quả

Bài viết này đến đây có lẽ đã hơi dài, nhưng nội dung chính của nó thì không. Phần lớn nội dung bài viết là để trình bày lí luận và dẫn chứng để chứng minh cái nội dung chính của bài. 

Và đây là những điểm chính để học tiếng Anh hiệu quả: 

  • Tiếp xúc với tiếng Anh thật là điều quan trọng nhất. (Tiếng Anh thật tức tiếng Anh mà người bản xứ sử dụng thật trong cuộc sống, chứ không chỉ là tiếng Anh trong sách dạy tiếng Anh)
  • Bạn tiếp xúc với tiếng Anh thật thông qua việc xem các videos, audios của người bản xứ. Hoặc đọc các bài báo, bài viết của họ. 
  • Lúc bạn mới bắt dầu học tiếng Anh, bạn sẽ không tránh được cách học thông qua dịch Việt Anh và học ngữ pháp, từ vựng. Điều đó ok và cần thiết vì lúc mới bắt đầu bạn sẽ không thể hiểu ngay tiếng Anh thật.  Nhưng bạn phải luôn nhớ và cố gắng tiếp xúc với tiếng Anh thật càng sớm càng tốt. 
  • Bạn sẽ mất một khoản thời gian để xây dựng thư viện các mẫu câu tiếng Anh mà bạn tích góp được thông qua việc học và tiếp xúc với tiếng Anh. Vì thế, trong giai đoạn này bạn sẽ không nói hay viết tiếng Anh gì được nhiều. Đừng vội. Đó là một quá trình, và hãy làm cho quá trình đó trở nên hứng khởi và thích thú, thay vì cố gắng buộc mình phải đi quá nhanh (đến nỗi mà nó khiến việc học tiếng Anh trở thành một trách nhiệm hay nghĩa vụ, thay vì sự thích thú).
  • Lí do vì sao bạn cần hay muốn học tiếng Anh sẽ quyết định độ hiệu quả của bạn, và cũng sẽ quyết định động lực học tiếng Anh lâu dài của bạn. 
  • Có rất nhiều lí do tuyệt vời để học tiếng Anh như đã chia sẻ ở trên. Trong số đó, việc sử dụng, áp dụng được tiếng Anh vào cuộc sống, học tập hàng ngày của bạn sẽ là một trong những động lực lớn nhất. 

10. Học tiếng Anh online hiệu quả

Một câu hỏi mà có thể bạn đang có trong đầu là sau khi đã hiểu được về tiếng Anh và những khái niệm nền tảng, làm thế nào để có thể bắt đầu học tiếng Anh online hiệu quả? (Đặc biệt khi bạn đang đọc bài viết này - online). 

Và để có được câu trả lời đầy đủ cho bạn, Tiếng Anh Mỗi Ngày đã biên soạn một bài hướng dẫn chi tiết để giúp bạn học tiếng Anh online hiệu quả.

Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì mà cẩm nang chưa giải đáp, bạn hãy viết ở phần comment và Học Tiếng Anh Online sẽ trả lời và cập nhật cẩm nang này để giải đáp những thắc mắc và câu hỏi của bạn nhé!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét